Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

  Tháng Năm 23, 2018 | 10:29 sáng

Sáng nay (23/5) Quốc hội sẽ Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Chiều nay Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

 Cụ thể, sáng nay sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Tiếp đó cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Ngay sau kỳ họp, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã phối hợp với Cơ quan soạn thảo khẩn trương tiến hành các công việc để phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, tổ chức tọa đàm nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học về một số nội dung lớn của dự án Luật; đồng thời, tích cực nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Luật.

Tại phiên họp thứ 20, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về những nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án luật này. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu việc chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật cần quán triệt đúng quan điểm chỉ đạo trong các nghị quyết của Đảng và Thông báo Kết luận số 21-TB/TW ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị, trong đó xác định thành lập các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (HCKTĐB) trực thuộc cấp tỉnh; phạm vi điều chỉnh của Luật áp dụng chung cho ba đơn vị HCKTĐB Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); các cơ chế chính sách, nội dung cụ thể của Luật phải bảo đảm tính vượt trội và có tính đến đặc thù của từng đơn vị, bảo đảm sự phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tạo động lực thu hút mạnh đầu tư, công nghệ cao, phương thức quản lý mới, tiên tiến, hình thành khu vực tăng trưởng cao, phát triển cho tỉnh, vùng và cả nước.

Về tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị HCKTĐB: Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thường trực Ủy ban Pháp luật tiếp tục phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan tập trung hoàn thiện 02 phương án về mô hình tổ chức chính quyền đơn vị HCKTĐB để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, cụ thể là: làm rõ phương thức hoạt động và cơ chế, cách thức kiểm soát quyền lực đối với phương án Trưởng Đơn vị HCKTĐB; bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy, phân định rõ thẩm quyền và phương thức hoạt động của từng cơ quan, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong phương án tổ chức chính quyền đơn vị HCKTĐB có Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

Về chính sách liên quan đến đất đai tại đơn vị HCKTĐB: Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý các quy định về thời hạn sử dụng đất, miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước để bảo đảm tính vượt trội, cạnh tranh quốc tế nhưng phải chặt chẽ, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, các lĩnh vực ưu tiên phát triển và đặc điểm của từng đơn vị HCKTĐB.

Đặc biệt, nghiên cứu quy định rõ về điều kiện chuyển nhượng và việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp cho phép tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thế chấp tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng nước ngoài có hiện diện thương mại tại Việt Nam…

(Theo Thời báo ngân hàng)

Tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Phú Quốc:

Khu đô thị mới Bắc Dương Đông Phú Quốc

Tổng hợp các sản phẩm Bất động sản tại Đặc khu kinh tế Phú Quốc